KHI NÀO BÓN KALI CHO SẦU RIÊNG "LÊN CƠM" TỐT NHẤT
Sầu riêng ngoài mẫu mã đẹp, trái tròn đều thì cơm sầu riêng là một tiêu chuẩn quan trọng quyết định chất lượng của mùa vụ sầu riêng
Vì sao cần bón hàm lượng kali cao cho sầu riêng trước thu hoạch?
- Quá trình lên màu cơm sầu riêng được thúc đẩy khoảng 30 ngày trước khi thu hoạch bằng cách bổ sung phân bón có chứa kali cao. Ở giai đoạn gần thu hoạch chỉ nên bón phân có hàm lượng kali cao, hàm lượng đạm thấp vì hàm lượng carotenoid tăng (màu vàng của cơm sầu riêng) khi hàm lượng đạm ở mức thấp.
- Trong điều kiện thời tiết hanh khô, nắng nóng và ngưng bón phân chứa đạm sẽ làm tăng tổng hợp carotenoid, từ đó giúp múi sầu riêng nhanh lên màu vàng óng, hấp dẫn và kali giúp tăng cường quá trình tổng hợp và vận chuyển dinh dưỡng, tăng cường tích lũy tinh bột, tăng hàm lượng đường trong múi sầu riêng.
- Ngoài ra, bón kali kết hợp thêm vi lượng ở giai đoạn 30 ngày trước thu hoạch còn giúp:
- Nặng ký, chống sượng cơm, chống nhão cơm
- Chống lại cơm, ráo cơm, bôt mịn
- Hạn chế cháy múi, khô đầu múi
Vậy nên cung cấp Kali và Vi lượng như thế nào cho đúng?
Lần 1: sử dụng bộ đôi xô 5-2-46+Vi Lượng và xô Giàu Vi Lượng + Humic
Lần 2: sử dụng bộ đôi xô Lên Cơm + xô Giàu Vi Lượng + Humic
- Sự kết hợp hai công thức trên giúp cho quá trình lên cơm được diễn ra thuận lợi, nâng cao năng suất chất lượng trái sầu riêng
- Ngoài ra trên trái nên phun bổ sung Kali - Magie - Kẽm + Đồng Thau vừa bổ sung thêm kali, vừa ngừa nấm bệnh gây hại trên trái