HIỆN TƯỢNG CHÁY LÁ SẦU RIÊNG

HIỆN TƯỢNG CHÁY LÁ SẦU RIÊNG

Ngày đăng: 01/03/2025

         Lá là bộ phận quan trọng, là nơi diễn ra quá trình quang hợp, cây sử dụng ánh sáng mặt trời, hấp thu CO2 và H2O từ môi trường xung quanh thông qua khí khổng cung cấp cho quá trình quang hợp tạo ra năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá bảo vệ cây, ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn, sâu bọ gây hại,...

         Cháy lá sầu riêng xuất hiện và gây ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Các tác nhân gây cháy lá sầu riêng phải kể đến như:

    • Cháy lá do nấm, vi khuẩn: Lasiodiplodia sp., Phomopsis sp., Colletotrichum sp., Rhizoctonia solani, Xanthomonas sp.,...
    • Do nắng nóng
    • Do phèn, mặn
    • Do phân bón, thuốc BVTV
    • Do chế độ dinh dưỡng
    • Do rầy chích hút

                 

    Hậu quả của cháy lá:

    • Lá bị cháy ảnh hưởng đến khả năng quang hợp không thể tạo ra năng lượng đủ để nuôi cây, làm cây suy yếu, chậm phát triển, thậm chí rụng lá.
    • Tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và phát triển
    • Ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất trái
    • Cành chết khô, rễ chết, cây không thể hút dinh dưỡng, lá không thể quang hợp từ đó dẫn đến cây chết hàng loạt (mặn và phèn)

    Biện pháp phòng trừ:

    • Khi lá bị nấm, vi khuẩn tấn công tiến hành hòa 200gr Phy – Rhi vào 200 lít nước, làm ướt 2 mặt lá, giúp khô nhanh vết bệnh, tránh lây lan mầm bệnh.
    • Ưu tiên những dòng phân bón như Rong Biển Titan, Amino Dona, Magie Tinh Khiết,...làm mát cây, mát lá, góp phần thúc đẩy quá trình quang hợp giúp lá xanh, dày, lá phát triển toàn diện.
    • Do phèn: dưới gốc sử dụng Camasio 98 có chứa Ca, Mg, Si giúp hạ phèn, tăng pH đất. Trên lá phun 5 Không chứa hoạt chất BRA giúp cây sản sinh nội tiết tố chống lại các điều kiện bất lợi (phèn, mặn,...)
    • Do mặn: tiến hành rửa mặn. Để tăng hiệu quả hạn chế mặn dùng 80ml 5 Không + 1kg Camasio  98 hòa vào 200 lít nước tưới gốc hoặc làm ướt 2 mặt lá.
    • Nên sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách), không nên lạm dụng, phối trộn quá nhiều loại thuốc cho 1 lần phun.
    • Cung cấp đầy đủ đa – trung – vi lượng, phân hữu cơ, nấm Trichoderma (như Trimyco), góp phần hạn chế nấm bệnh rễ, tơi xốp đất, phát triển hệ vi sinh vật có lợi
    • Thường xuyên thăm vườn để có hướng xử lí kịp thời, nhanh chóng
    • Ở giai đoạn đọt non, phun phòng ngừa rầy xanh, rầy phấn trắng,... (luân phiên thuốc để tránh rầy kháng thuốc). Giai đoạn lá lụa nên kết hợp thêm các loại thuốc phòng ngừa nấm bệnh, bảo vệ bộ lá tốt nhất.

    Nguồn: Tham Khảo

    Zalo
    Hotline
    m.me/123933797478071