THỐI TRÁI SẦU RIÊNG
1. Nguyên nhân
- Do thừa đạm, thừa nước, thiếu Canxi làm nứt trái tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập và gây bệnh
- Mưa làm nước đọng lại trên trái
- Do nấm Phytopthora palmivora
- Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ẩm độ cao, vườn rậm rạp, điều kiện thoát nước kém, để trái sát mặt đất, là những điều kiện để nấm tấn công, gây hại và phát tán mạnh
2. Biêu hiện của bệnh thối trái
- Vết bệnh xuất hiện bên hông trái, đít trái
- Vết bệnh ban đầu là những đốm nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra và có màu xám đen
- Xuất hiện những tơ nấm trắng trên vết bệnh
- Bệnh phát triển nhanh, lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm trái bị nhũn thối và có mùi hôi đặc trưng
- Bệnh lây lan từ trái này sang trái khác, từ cây này sang cây khác.
3. Hậu quả
- Làm hư hỏng trái, giảm chất lượng và mẫu mã trái
- Ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ
4. Biện pháp canh tác
- Không nên để trái sát mặt đất
- Tỉa cành, tạo tán, tạo độ thông thoáng trong vườn
- Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả
- Cung cấp dinh dưỡng cân đối, đặc biệt là Canxi, tránh dư thừa đạm hay nước
- Khi thấy xuất hiện những biểu hiện nhỏ đầu tiên, cần phun trị ngay để tránh bệnh lây lan
- Loại bỏ những trái thối nặng ra khỏi vườn và tiêu hủy
- Sau mưa, khuyến cáo nhà vườn nên phun rửa trái bằng thuốc trừ bệnh
- Ngoài ra, trong quá trình cung cấp dinh dưỡng nuôi trái, cần phun kết hợp thuốc phòng ngừa nấm bệnh như
Azoxystrobin, Hexaconazole, Difenoconazole, Fosety aluminium,...hoặc gốc Đồng sinh học như Đồng Thau hay Phy-Rhi.
*Lưu ý: Hạn chế sử dụng thuốc có hoạt chất gây vàng trái, nóng trái hay để lại vệt thuốc trên trái sau khi phun.
Nguồn: Tham khảo