KỸ THUẬT TỈA TRÁI SẦU RIÊNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Tỉa trái là bước quan trọng sau khi tiến hành xử lý ra hoa và xổ nhụy thành công. Vậy khi nào nên tỉa để giúp cây cho năng suất cao và trái có chất lượng mang đến giá trị thương phẩm cao?
Thông thường khi trái từ 20 - 30 ngày là bắt đầu tỉa trái, tập trung tỉa ở 3 đợt chính, mỗi đợt tỉa cách nhau 15-20 ngày
Cách tỉa trái:
- Tỉa trái trong cùng 1 chùm (trái quá dày và khít nhau)
- Tỉa những trái méo, móc câu, phát triển không bình thường, trái bị sâu bệnh
- Tỉa trái sát thân và giữ trái cách thân chính khoảng 15-20cm
- Tỉa trái đầu cành, tỉa thưa trái trên cùng 1 cành
Lưu ý:
- Tùy vào giống, độ tuổi và tình trạng của cây mà nhà vườn chừa lại số lượng trái cho phù hợp, đảm bảo đủ sức nuôi trái. Nhà vườn nên để số lượng trái gấp 3 lần lượng trái dự kiến cần thu hoạch đối với lần tỉa đầu.
- Nếu nhà vườn để quá nhiều trái trên cành rất dễ làm cành bị khô, chết ngay sau khi thu hoạch hoặc trái khó phát triển đồng đều do sức khỏe cây, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Theo nghiên cứu của Đại học Kasetsart để nuôi dưỡng 1 trái đạt chất lượng tốt nhất cần khoảng 330 lá.
- Cuối cùng, nhà vườn sau khi tỉa trái nhớ tưới nước, bón phân theo quy trình, đảm bảo duy trì độ ẩm, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây khỏe đủ sức nuôi dưỡng trái và cho năng suất trái vượt trội
Mục đích tỉa trái:
- Hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái
- Giảm rụng trái
- Dinh dưỡng cân đối giúp trái phát triển tròn đều, khỏe
- Thuận lợi cho quá trình tạo cơm, kích thước trái
- Hạn chế sâu bệnh hại tấn công, đặc biệt là sâu đục trái và bệnh thối trái
Nguồn: Sưu tầm