PHÒNG NGỪA RỆP SÁP HẠI SẦU RIÊNG
Rệp sáp là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái, cây công nghiệp gây thiệt hại cho nông nghiệp. Rệp sáp có màu trắng do trên cơ thể được phủ đầy lớp sáp trắng và ở xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua trắng. Chúng trú ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó nhận biết.
Thông thường rệp sáp – kiến – nấm bồ hóng sẽ xuất hiện với nhau. Kiến sẽ tha rệp sáp từ nơi này sang nơi khác trên cây, kiến tha đến đâu rệp sẽ gây hại đến đó. Ngược lại, rệp sẽ tiết ra chất đường ngọt mà kiến thích để “trả công”. Đồng thời, chất đường ngọt này là điều kiện thu hút nấm bồ hóng phát triển.
Rệp sáp xuất hiện và gây hại trên rễ, lá, cành, bông, trái. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi cây sầu riêng trong giai đoạn bông – xổ nhụy – trái non
Trên bông: làm teo tóp cuống bông, làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.
Trên trái: làm teo tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn, sượng trái và dễ bị rụng. Nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, mất thẩm mỹ trái từ đó làm giảm giá trị thương mại của sầu riêng.
Trên rễ: rệp sáp chích hút rễ gây phù rễ, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ…)
*Biện pháp phòng trừ
Sử dụng một số hoạt chất phòng trừ như: Acetamiprid, Profenofos, Emamectin benzoate, Abamectin benzoate, Etofenprox, Methidathion, Fenvalerate, Dimethoate…có thể pha thêm nước rửa chén để tăng hiệu quả cao hơn.
Nguồn: Sưu Tầm