SÂU ĐỤC TRÁI - MỐI NGUY HẠI TIỀM ẨN

SÂU ĐỤC TRÁI - MỐI NGUY HẠI TIỀM ẨN

Ngày đăng: 17/06/2025

    Ở giai đoạn nuôi trái, sầu riêng dễ bị tấn công bởi sâu đục trái - gây hại cả thời kỳ trái non và trái đã lớn.

    Sâu đục trái sầu riêng có tên khoa học là: Conogethes punctiferalis, họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)

          1. Đặc điểm hình thái sâu đục trái sầu riêng

    • Trứng: Trứng của sâu đục trái sầu riêng có hình bầu dục, chiều dài giao động khoảng 2,5mm có màu trắng như sữa hoặc màu vàng nhạt. 
    • Ấu trùng sâu đục trái (sâu non): dài khoảng 10 – 22 mm, sâu non có thân màu trắng ửng hồng, đầu nhỏ màu nâu đen. Mỗi đốt sống lưng có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm đều có lông cứng nhỏ

    Hình 1. Ấu trùng sâu đục trái sầu riêng

    • Nhộng: Sâu non thường hóa nhộng ngay trên đường đục, gần bề mặt của vỏ trái hoặc sâu chui ra ngoài, nhả tơ, kết lá và phân thành kén rồi hóa nhộng trong kén ngay giữa các gai của trái

    Hình 2. Nhộng sâu đục trái sầu riêng

    • Thành trùng sâu đục trái: Con trưởng thành của loài sâu này là một loại bướm đêm có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh 14 – 20 mm, chiều dài thân 6-12 mm, màu nâu. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen. Thành trùng hoạt động chủ yếu vào lúc ban đêm. Chúng lại tiếp tục đẻ trứng và tiếp tục những vòng đời gây hại khác. 


    Hình 3. Thành trùng sâu đục trái sầu riêng

        2. Đặc điểm gây hại và nhận biết của sâu đục quả

    • Sau khi vũ hóa, bướm cái thường tiết ra Pheromone để hấp dẫn bướm đực. Bướm hoạt động vào ban đêm, ban ngày ẩn trong tán lá. Bướm thường bám trên chùm hoa để hút mật và đẻ trứng rải rác trên các trái non. Mỗi bướm cái đẻ từ 20-30 trứng
    • Sâu non khi nở bò rất nhanh, đầu tiên sâu tấn công vỏ trái sầu riêng, khi tuổi lớn, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái nhưng ít khi gây hại trên múi và hột sầu riêng.
    • Sâu có thể phá hại từ khi trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng nặng nhất là khi trái bắt đầu vô cơm cho tới chín.

     

    Hình 4. Biểu hiện sâu đục trái sầu riêng

         Tác hại:

    • Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái bị biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng mỗi trái.
    • Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora xâm nhập gây thối trái, chổ thối sẽ chuyển sang nâu đen.
    •  Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn.

            3. Biện pháp phòng trừ:

    Phòng trừ sâu đục trái sầu riêng nên áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp ngay từ đầu vụ

    • Sử dụng thiên địch có sẵn trong tự nhiên như kiến sư tử, bọ ngựa, chim sâu tấn công sâu non khi ở bên ngoài vỏ trái, nhện bắt và ăn thịt bướm
    • Thăm vườn thường xuyên 
    • Sau thu hoạch nên tỉa cảnh tạo độ thông thoáng
    • Thu gom trái bị sâu đục đem tiêu hủy
    • Sử dụng giấy cứng hoặc rọ kê trái giữa các trái trong cùng một chùm để hạn chế sự gây hại, trú ẩn của sâu.
    • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có các hoạt chất sau để phòng trị như: Abamectin, Emamectin benzoate, Alpha cypermethrins, Azadirachtin, Spinetoram,....

    Nguồn: Tham Khảo 

    Zalo
    Hotline